Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 12/10/2021 và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 19/10/2021

I. TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT CÂY TRỒNG

1.1 Cây lúa:Cây rau: Diện tích gieo trồng tính từ đầu năm đến nay là là 12.425,6 ha, trong đó diện tích rau công nghệ cao (rau thủy canh, rau ăn lá, rau củ quả, dưa lưới) là 2.731,4 ha. Diện tích gieo trồng rau muống hạt là 369,2 ha và rau muống nước là 3.630,8 ha.

Cây lúa vụ Mùa 2021 đã xuống giống 5.387,6 ha, trong đó huyện Củ Chi 3.307 ha, Bình Chánh 1.804 ha, Bình Tân 100 ha, Cần Giờ 103,9 ha,  Thủ Đức 50 ha, Hóc Môn 14 ha, Nhà Bè 8,7 ha. Cây lúa hiện nay tập trung giai đoạn mạ 1.491 ha, 539,1 ha đẻ nhánh, 1.550,5 ha làm đòng, 1.445 ha đang trổ và 362 ha đang chín. Tổng diện tích mạ Mùa là 20,5 ha.

1.2 Hoa lan, cây kiểng: Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố là 2.129 ha. Trong đó, diện tích hoa mai: 764 ha (diện tích mai Bình Lợi: 550 ha), diện tích hoa lan: 370 ha, diện tích gieo trồng hoa nền: 405 ha và diện tích kiểng – bonsai: 590 ha.

1.3 Cây trồng khác: Diện tích cây công nghiệp: 1.044,4 ha; cây ăn trái: 5.600 ha.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI

2.1 Trên lúa vụ Mùa 2021: Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa là 422 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (552,4 ha). Các sinh vật hại trên lúa hiện nay chủ yếu gồm có: rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, OBV, chuột, bệnh đạo ôn, đốm vằn. Các sinh vật hại đều ở mức nhiễm nhẹ.

2.2. Trên cây rau: Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau trong tuần qua là 225,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (330,9 ha), trong đó diện tích phòng trừ là 134,6 lượt ha chiếm 59,8% diện tích nhiễm sinh vật hại. Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, rầy xám, bệnh rỉ trắng và ốc bươu vàng. Các sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

Nhện đỏ hại cây trồng

2.3 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

Tổng diện tích trồng khoai mì bị nhiễm bệnh khảm lá là 5 ha, chiếm 1,3 % diện tích gieo trồng (396 ha). Bệnh gây hại chủ yếu ở mức độ nhẹ dưới 30 % và gây hại chủ yếu trên các giống khoai mì KM505 (5 ha).

Tổng diện tích bị sâu đục thân (Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 8 ha, chiếm 5,9 % tổng diện tích gieo trồng (134 ha).

Tổng diện tích bị bọ dừa gây hại trên cây dừa là 4,8 ha chiếm 0,8 % diện tích gieo trồng (319,3 ha).Chưa ghi nhận diện tích bị sâu đầu đen gây hại trên dừa.

Chưa ghi nhận diện tích bị sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp.

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

3.1 Trên cây lúa

– Dự kiến trong tuần tới rầy nâu sẽ phổ biến ở giai đoạn tuổi 4-5. Các địa phương cần theo dõi tình hình rầy nâu vào đèn và rầy nâu trên đồng ruộng để đảm bảo công tác phòng trừ hiệu quả.

– Trong tuần tới sâu cuốn lá sẽ phổ biến ở giai đoạn tuổi 4-5. Do vậy cần phải thường xuyên theo dõi tình hình gây hại và bướm trưởng thành vào đèn của sâu cuốn lá để có biện pháp phòng trị kịp thời khi mật số sâu hại tăng cao.

– Sâu năn (muỗi hành) thường xuất hiện và gây hại cục bộ trên các trà lúa ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng. Cần theo dõi để sớm phát hiện và phòng trừ kịp thời.

– Lúa trên đồng ruộng hiện nay tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trổ. Cần chú ý sâu đục thân, sâu phao, OBV, chuột gây hại ở giai đoạn này.

– Không nên phun phòng thuốc trừ rầy đối với lúa dưới 40 ngày tuổi để bảo vệ thiên địch, tránh bùng phát rầy nâu thành dịch ở giai đoạn sau.

3.2 Trên cây rau

– Trên nhóm rau ăn lá cần chú ý các loài sâu hại sẽ có xu hướng phát sinh phát triển mạnh như bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm. Ngoài ra cần chú ý phòng trị một số bệnh như chết rạp cây con, thối nhũn, thán thư, sương mai, đốm nâu, gỉ trắng trên cây rau muống.

– Trên nhóm rau ăn quả lưu ý các sinh vật hại phổ biến như bọ dưa, bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn, dòi đục lá, bệnh thán thư, thối thân, đốm lá.

3.3 Cây hoa kiểng

– Hoa lan: bệnh thán thư, thối thân, vàng lá, đốm lá và một số côn trùng gây hại như nhện đỏ, muỗi đục nụ, ốc sên.

– Hoa mai: sâu ăn lá, rầy xanh, bọ trĩ, bệnh nấm hồng.

3.4 Các loại cây trồng khác

– Cây khoai mì: bệnh khảm lá, rệp sáp bột hồng.

– Cây bắp: sâu keo mùa thu, sâu đục thân.

– Cây dừa: bọ cánh cứng, bọ vòi voi.

– Cây xoài: sâu đục thân cành, bệnh thán thư.

– Cây có múi: bệnh vàng lá gân xanh (vàng lá greening), sâu đục trái bưởi./.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật