Mục tiêu và giải pháp thực hiện Chương trình cải cách hành chính của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã ban hành chương trình hành động số 18-CTrHĐ/TU với các nội dung như:
Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; Xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân; đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; Xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với đô thị đặc biệt và phấn đấu Chỉ số Cải cách hành chính của thành phố nằm trong nhóm 05 địa phương dẫn đầu của cả nước.
Theo đó, từ giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện với các giải pháp như sau:
   1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong công tác cải cách hành chính; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân đối với công tác cải cách hành chính
   a. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, giáo dục thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về  đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền thành phố, bảo đảm sự nhận thức sâu sắc và thống nhất hành động trong các tổ chức đảng, trong cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ thành phố về nhiệm vụ cải cách hành chính,…
b. Các cấp ủy đảng lãnh đạo cơ quan chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính phục vụ nhân dân, doanh nghiệp; thông qua kết quả cải cách hành chính, xem xét, đánh giá, sử dụng cán bộ, đảng viên.
c. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, phát huy tối đa vai trò giám sát của hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp, các cơ quan báo chí, cấp trên giám sát cấp dưới, đặc biệt là giám sát của nhân dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của các cơ quan hành chính.
2. Cải cách thể chế hành chính, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
   a. Xây dựng cơ chế đột phá cho thành phố theo Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 để xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình,…
b. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, gắn với công tác kiểm soát thủ tục hành chính,…
c. Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước, phân cấp mạnh cho thành phố, có cơ chế để phát triển thành phố và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; khuyến khích, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa,…
3. Cải cách thủ tục hành chính
   a. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của người dân và doanh nghiệp.
b. Công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nhất là thủ tục xây dựng, nhà đất, cấp phép đầu tư, thành lập doanh nghiệp, kê khai nộp thuế, hải quan, phí, lệ phí, bảo hiểm xã hội, hộ tịch, khiếu nại, tố cáo.
c. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp chấn chỉnh, kiểm soát thủ tục hành chính. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp trong thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính; xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức tùy tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, thẩm quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị và giữa các cơ quan, đơn vị ở các cấp với nhau.
d. Thực hiện việc công bố, cập nhật, niêm yết công khai các thủ tục hành chính theo quy định
đ. Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiến đến thực hiện một cửa, một cửa liên thông điện tử tại các cơ quan hành chính Nhà nước và mở rộng áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đạt trên 80% vào năm 2020.
4. Cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước
    a. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
b. Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền theo hướng tinh, gọn, chuyên nghiệp, đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
c. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan và cả hệ thống chính trị thành phố; đẩy mạnh phân công, phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.
d. Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, tăng cường đầu tư và đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập phát triển mạnh mẽ.
5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
   a. Thực hiện nghiêm Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; chỉ đạo xuyên suốt việc đẩy mạnh rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo yêu cầu vị trí công tác sát với thực tế; Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng, thu hút cán bộ, chuyên gia có trình độ cao trong và ngoài nước tham gia phát triển thành phố.
b. Phân tích, đánh giá, dự báo nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ, công chức, viên chức trẻ, giỏi, đồng thời thực hiện tinh giản biên chế theo hướng thay thế ngay những người không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ; Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu xây dựng bộ máy chính quyền các cấp. Triển khai thực hiện thí điểm cơ chế thi tuyển chức danh cấp phó sở, ban – ngành; chức danh trưởng, phó phòng chuyên môn của sở, ban – ngành, ủy ban nhân dân quận – huyện; Nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
c. Nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tuyển dụng; bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện đúng quy định về thi tuyển công chức, viên chức theo nguyên tắc cạnh tranh.
d. Xây dựng hình ảnh người cán bộ, công chức, viên chức thực sự thân thiện, gần dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
6. Cải cách tài chính công
   a. Tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu, tập trung huy động các nguồn lực trong xã hội chi đầu tư phát triển.
b. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP  ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ,..
c. Nghiên cứu, đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm thực hiện sâu rộng hơn chủ trương xã hội hóa lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, khoa học và công nghệ.
d. Nghiên cứu đổi mới phương thức chi kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội theo hướng xét cấp theo “chương trình mục tiêu”.
   7. Hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước
   a. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước thành phố theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Quy hoạch công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 với mục tiêu: Xây dựng và thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung của thành phố; thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Trung tâm nghiên cứu phân tích thông tin thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng cơ chế quản trị hiện đại; Bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Ủy ban nhân dân thành phố đến các sở, ban – ngành, quận – huyện và phường, xã – thị trấn; 100% các văn bản, tài liệu (trừ tài liệu mật) chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử vào năm 2020.
b. Mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin (ISO điện tử) đến phường, xã – thị trấn theo từng lĩnh vực phù hợp.
c. Quy hoạch chuẩn hóa công sở văn minh, sạch đẹp, hiện đại, thân thiện; trang bị đầy đủ các trang thiết bị điện tử, phương tiện làm việc cho cơ quan hành chính các cấp.
8. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với công tác cải cách hành chính
   a. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức.
b. Xây dựng chương trình hành động thiết thực, cụ thể về cải cách hành chính trong từng cơ quan hành chính Nhà nước.

B.Nhật (Tổng hợp)