Tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 02/3/2021 và dự báo tình hình sinh vật hại cây trồng đến ngày 09/3/2021  

I. TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT CÂY TRỒNG

1.1 Cây lúa

Vụ Giai đoạn sinh trưởng Diện tích (ha)
Đông xuân

2020-2021

Mạ 25
Đẻ nhánh 10
Làm đòng 10
Trổ 220
Chín 1.791
Thu hoạch 2.830
Tổng 4.886

1.2 Cây trồng khác

Nhóm/loại cây Giai đoạn sinh trường DTGT (ha) Nhóm/loại cây Giai đoạn sinh trường DTGT (ha)
1.Cây rau Đông xuân 2020-2021 4.955,1 2.Hoa, cây kiểng Nhiều giai đoạn 1.665
– RALNN Nhiều giai đoạn 1.478,7 Hoa lan Nhiều giai đoạn 195,2
– RALDN Nhiều giai đoạn 0,5 Hoa mai Nhiều giai đoạn 626
– RCQNN Nhiều giai đoạn 434,4 3.Cây lương thực Nhiều giai đoạn 284
– RCQDN Nhiều giai đoạn 430,7 Bắp Nhiều giai đoạn 284
– Rau gia vị Nhiều giai đoạn 341,2 Khoai mì Nhiều giai đoạn – 
– Rau thủy sinh Nhiều giai đoạn 241,2 4.Cây công nghiệp Nhiều giai đoạn 1.092,3
– RMN Nhiều giai đoạn 1.938,0 5.Cây ăn trái Nhiều giai đoạn 2.875,7

Ghi chú: RALNN: Rau ăn lá ngắn ngày; RALDN: Rau ăn lá dài ngày; RCQNN: Rau củ quả ngắn ngày; RCQDN: Rau củ quả dài ngày; RMN: Rau muống nước

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI

2.1 Trên lúa vụ Đông xuân 2020-2021

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên lúa là 95,6 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (438,5 ha). Các sinh vật hại trên lúa hiện nay chủ yếu gồm có: rầy nâu, sâu cuốn lá, bọ xít hôi, bọ trĩ, OBV, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn. Các sinh vật hại đều ở mức nhiễm nhẹ.

– Sâu cuốn lá: gây hại trên 13 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (27 ha).

– OBV: gây hại trên 27 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (217 ha).

– Bệnh đạo ôn: gây hại trên 17 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (58 ha).

– Bệnh đốm vằn: gây hại trên 8 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (37 ha).

2.2 Trên cây rau

Tổng diện tích nhiễm sinh vật hại trên rau trong tuần qua là 527,4 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (853,1 ha), trong đó diện tích phòng trừ là 413,1 lượt ha chiếm 78,3 % diện tích nhiễm sinh vật hại. Các sinh vật hại chủ yếu là sâu ăn tạp, rầy xám, bệnh rỉ trắng và ốc bươu vàng. Các sinh vật hại đều có mật số và tỉ lệ bệnh ở mức nhẹ.

– Sâu ăn tạp: gây hại trên 110,1 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (219,8 ha).

– Rầy xám: gây hại trên 27,2 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (75,6 ha).

– OBV: gây hại trên 140,5 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (240,2 ha).

– Bệnh rỉ trắng: gây hại trên 42,9 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (48,6 ha).

2.3 Một số đối tượng sinh vật hại cần lưu ý trên cây trồng khác

Tổng diện tích trồng khoai mì bị nhiễm bệnh khảm lá là 16 ha, chiếm 7,4 % diện tích gieo trồng (215 ha). Bệnh gây hại chủ yếu ở mức độ nhẹ dưới 30 % và gây hại chủ yếu trên các giống khoai mì KM505 (16 ha).

Tổng diện tích bị sâu đục thân (Chilo suppressalis) gây hại trên mía là 8 ha, chiếm 4,4 % tổng diện tích gieo trồng (178,9 ha).

Tổng diện tích bị bọ dừa gây hại trên cây dừa là 4,8 ha chiếm 0,8 % diện tích gieo trồng (622,9 ha).

Chưa ghi nhận diện tích bị sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp. Diện tích gieo trồng bắp là 284 ha.

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

3.1 Trên cây lúa

– Dự kiến trong tuần tới rầy nâu sẽ phổ biến ở giai đoạn trưởng thành và vào đèn. Do vậy cần thường xuyên theo dõi mật số rầy trên đồng ruộng và mật số rầy vào đèn để chủ động trong công tác phòng trừ rầy nâu trên lúa vụ Đông xuân 2020-2021.

– Trong tuần tới sâu cuốn lá sẽ phổ biến ở giai đoạn trưởng thành và vào đèn. Do vậy cần phải thường xuyên theo dõi tình hình gây hại và bướm trưởng thành vào đèn của sâu cuốn lá để có biện pháp phòng trị kịp thời khi mật số sâu hại cao.

– Sâu năn (muỗi hành) thường xuất hiện và gây hại cục bộ trên các trà lúa ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến làm đòng (trên các trà lúa gieo sạ từ giữa tháng 12/2020). Cần theo dõi để sớm phát hiện và phòng trừ kịp thời.

– Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát triển ở giai đọan lúa đẻ nhánh đến làm đòng-trổ trong điều kiện ẩm độ cao như hiện nay. Có thể tiến hành phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt trên những ruộng trồng giống nhiễm hoặc đã bị bệnh đạo ôn ở giai đoạn trước trổ, phun lần một khi lúa trổ lác đác và lần 2 khi lúa trổ đều.

– Chú ý bọ trĩ, ốc bươu vàng trên lúa giai đoạn mạ; chuột giai đoạn đòng trổ.

3.2 Trên cây rau

– Trên nhóm rau ăn lá cần chú ý các loài sâu hại sẽ có xu hướng phát sinh phát triển mạnh như bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rầy mềm. Ngoài ra cần chú ý phòng trị một số bệnh như chết rạp cây con, thối nhũn, thán thư, sương mai, đốm nâu, gỉ trắng trên cây rau muống.

– Trên nhóm rau ăn quả lưu ý các sinh vật hại phổ biến như bọ dưa, bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn, dòi đục lá, bệnh thán thư, thối thân, đốm lá.

3.3 Cây hoa kiểng

– Hoa lan: bệnh thán thư, thối thân, vàng lá, đốm lá và một số côn trùng gây hại như nhện đỏ, muỗi đục nụ, ốc sên.

– Hoa mai: sâu ăn lá, rầy xanh, bọ trĩ, bệnh nấm hồng.

3.4 Các loại cây trồng khác

– Cây khoai mì: bệnh khảm lá, rệp sáp bột hồng.

– Cây bắp: sâu keo mùa thu, sâu đục thân.

– Cây dừa: bọ cánh cứng, bọ vòi voi.

– Cây xoài: sâu đục thân cành, bệnh thán thư.

– Cây có múi: bệnh vàng lá gân xanh (vàng lá greening), sâu đục trái bưởi.

Chi cục Trồng trọt và BVTV