Quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật

               Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông (NN-PTNT) đã ban hành Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật (Thông tư được ban hành thay thế Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng NN-PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật). Thông tư có 05 chương, 39 điều, quy định chi tiết điểm d khoản 6 Điều 15 và khoản 1 Điều 17 Luật Thú y, trong đó có nội dung: trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; điều kiện được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

               Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

                   Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm: Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật; cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này; cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận gọi chung là Cơ quan thú y.

                   Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: được quy định tại Điều 10 của Thông tư, với nội dung: thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú ý; có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và 7 của Thông tư này; không xảy ra dịch bệnh động vật, thực hiện theo quy điịnh tại Điều 11 Thông tư này; hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.

                    Điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật của Thông tư, với nội dung: thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y; có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này; không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật: thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ NN-PTNT và các quy định tại Thông tư này; có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

                   Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

                (Chi tiết đính kèm Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT)

0_20230117080626

                                                                                                                                     M.H