Kỳ Đà – giống vật nuôi vừa làm cảnh, vừa đa dạng với mô hình sinh thái nông nghiệp

    Kỳ Đà là động vật hoang dã đang được thuần hóa, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Trong tự nhiên, Kỳ Đà là loài động vật quý hiếm đã được ghi danh vào sách đỏ, chúng là loài động vật thường sống ẩn nấp trong những hang hốc, gốc cây mục, kẽ hở đất, đá,… Sau khi được thuần hóa, chúng được đánh giá là loài vật nuôi kinh tế dễ nuôi với sức đề kháng cao, ít dịch bệnh mà hiệu quả thì hơn hẳn so với việc chăn nuôi nhiều loài động vật khác. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cách nuôi Kỳ Đà đơn giản, dễ thực hiện và nhanh chóng phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị đặc thù trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

    Kỳ Đà có rất nhiều loài, nhưng loài phổ biến để nuôi kiểng là Kỳ Đà nước (Varanus salvator). Loại Kỳ Đà này có kích thước lớn, tính tình khá hiền và không gian để nuôi không đòi hỏi nhiều không gian. Cụ thể:

Kỳ Đà loài động vật với vẻ ngoài độc lạ, khỏe mạnh và bản tính dễ thích nghi đã và đang trở thành loài vật nuôi thu hút sự chú ý trong giới yêu động vật.

    Về chuồng nuôi: Với Kỳ Đà nhỏ (1m – 2 m), cần kích thước chuồng cỡ 1.5m x 1m x 1m; Kỳ Đà lớn (> 2 m), cần kích thước chuồng cỡ 3m  x 2m x 2m trở lên.

Môi trường chuồng nuôi, nên sử dụng nhiệt độ từ 25 – 35°C và sử dụng đèn sưởi hoặc tấm sưởi. Độ ẩm từ 50 – 70%, có thể điều chỉnh bằng cách phun sương. Ánh sáng UV đây là một trong những thiết bị cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D3, giúp Kỳ Đà phát triển xương tốt.

Khách nước ngoài ngm v đẹp ca Kỳ Đà đột biến tại gian hàng trưng bày thú cưng của Hội Ngành nghề nông nghiệp TP.HCM triển lãm trong khuôn khổ các sự kiện do ngành Nông nghiệp Thành phố tổ chức

    Kỳ Đà cần nơi ẩn nấp, nên khi làm chuồng nên tạo các cung cấp hang, khúc gỗ hoặc cây xanh, để Kỳ Đà ẩn nấp đáp ứng bản năng vốn có của loài vật nuôi này. Đồng thời, Kỳ Đà rất thích ngâm mình trong nước, nên khi làm chuồng nên có một bể nước lớn.

    Về thức ăn: Kỳ Đà là loài ăn thịt và có chế độ ăn đa dạng, do đó thức ăn chính của chúng là: Chuột, chim cút non, cá, tôm, trứng sống. Ngoài ra, thức ăn bổ sung là các loại trái cây (chuối, dưa hấu), rau xanh. Chế độ ăn, với Kỳ Đà nhỏ từ 2 – 3 ngày/lần, với Kỳ Đà lớn từ 4 – 5 ngày/lần. Lưu ý, không cho ăn hư hỏng hoặc có hóa chất.

    Từ những đặc tính, đến điều kiện chuồng nuôi, thức ăn dành cho Kỳ Đà, chúng ta nhận thấy đây là loài vật nuôi phù hợp với nền nông nghiệp đô thị như tại TP.HCM. Bởi nuôi Kỳ Đà trong môi trường đô thị không chỉ loại mô hình chăn nuôi thú cưng mới, mà còn phù hợp với các xu hướng phát triển nông nghiệp phù hợp nền nông nghiệp đô thị vì những lợi ích sau:

    Thứ nhất, tận dụng không gian hạn hẹp với không gian đô thị Thành phố:

    Diện tích nuôi Kỳ Đà không quá lớn, đặc điểm này phù hợp với môi trường đô thị có quỹ đất hạn hẹp, người nuôi có thể tận dụng sân thượng, ban công hoặc khu vực nhỏ trong nhà để xây chuồng nuôi.

    Nuôi Kỳ Đà không những không tốn thức ăn đắt tiền mà còn có ích cho con người vì đặc tính tự nhiên của Kỳ Đà có thể tiêu diệt được chuột, côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng. Phân Kỳ đà, nếu xử lý đúng cách, có thể dùng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, đây là một trong những đặc điểm thích hợp với mô hình nông nghiệp tuần hoàn, như mô hình aquaponics (nuôi trồng thủy canh kết hợp nuôi cá), Kỳ Đà có thể được nuôi chung trong hệ sinh thái này, tận dụng nguồn nước và thức ăn hiệu quả.

    Thứ hai, lợi ích xây dựng hoạt động giáo dục từ nuôi Kỳ Đà

Bằng việc cho trẻ quan sát, nghiên cứu nuôi Kỳ Đà có thể kích thích sự tò mò, khám phá, giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát chi tiết và tương tác nhẹ nhàng. (Ảnh:Nhan Nguyen)

    Hiện nay, Kỳ Đà là một trong những loài thú cưng được nhiều người dân Thành phố chọn nuôi, đây là một loài bò sát cảnh được nhiều người ưa chuộng trong cộng đồng nuôi thú cưng. Vì nó đóng vai trò hữu ích cho hoạt động giáo dục, đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức về động vật học, bảo vệ môi trường và phát triển kỹ năng quan sát, chăm sóc. Ngoài ra, việc nuôi Kỳ Đà còn giúp tăng cường kiến thức về động vật học, giúp học sinh hiểu hơn về hệ sinh thái tự nhiên. Việc cho học sinh quan sát hành vi phát triển của Kỳ Đà, giúp các bạn hiểu rõ hơn về tập tính sinh học, chuỗi thức ăn và vai trò của động vật ăn thịt. Việc nghiên cứu môn giải phẫu học nếu áp dụng trên cơ sở cấu trúc cơ thể độc đáo của Kỳ Đà (như da, móng vuốt và hệ tiêu hóa,…) là tài liệu sống động giúp học sinh học tốt với môn động vật bò sát.

    Bên cạnh đó, với việc nuôi chăm sóc Kỳ Đà, giúp học sinh có thể phát triển kỹ năng và thái độ tích cực trong quá trình học tập. Cụ thể thông qua kỹ năng nghiên cứu chăm sóc thực tế, giúp học sinh học được cách xây dựng môi trường sống cho Kỳ Đà, từ việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm đến việc cung cấp thức ăn và nước. Đồng thời tạo tính kiên nhẫn và trách nhiệm giúp học sinh phát triển các kỹ năng sống cơ bản. Ngoài ra việc nuôi Kỳ Đà có thể truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích nghiên cứu động vật học, sinh thái học hoặc bảo tồn thiên nhiên. Những trải nghiệm này có thể là tiền đề giúp các em yêu thích và xác định chọn nghiên cứu khoa học trong tương lai.

    Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, giúp việc chuẩn bị nuôi và chăm sóc Kỳ Đà kiểng, loại hình nuôi thú cưng phù hợp nền nông nghiệp đô thị TP.HCM vừa thỏa mãn niềm đam mê của người nuôi, vừa mang lại lợi ích kinh tế nông nghiệp đô thị và là tiền đề định hướng tương lai nghề nghiệp cho thế hệ học sinh hôm nay sẽ ươm mầm niềm đam mê với môi trường nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Nguyễn Thế Nhân

(Hội NNNN – TP.HCM)