Kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ Môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030
11/01/2023Ngày 29/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 911/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án bảo vệ môi trưởng trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, theo đó ngày 04/01/2023 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg, với mục tiêu đảm bảo sự chủ động thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành địa phương có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án vào các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch.
Mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng theo GAP tại huyện Nhà Bè, TP.HCM
Theo đó, kế hoạch đề ra các nội dung thực hiện gồm: phổ biến, triển khai, kiểm tra, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Đề án; truyền thông, nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản; điều ra, đánh giá thực trạng và đề xuất, xây dựng các chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thủy sản thân thiện với môi trường thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; chương trình điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; điều tra, đánh giá nguồn ô nhiễm, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản và đề xuất giải pháp quản lý; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản; quan trắc môi trường quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích); điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ, áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản; đổi mới và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất thủy sản tạo tiền đề cho việc tận dụng, sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản dưới hình tức hợp tác công tư; nghiên cứu và từng bước đầu tư xây dựng mô hình quản lý chất thải tiên tiến trong các hoạt động thủy sản; xây dựng, cập nhật, vận hành cơ sở dữ liệu môi trường trong ngành thủy sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật trong các hoạt động sản xuất thủy sản theo hướng giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung/ trọng điểm, nuôi biển, hệ thống cảng cá, các khu bảo tồn biển; tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường thủy sản; nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế trách nhiệm mở rộng tự nguyện của các doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường thủy sản; xây dựng các nội dung bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản trong khuôn khổ hoạt động của nhóm công tác đối với công tư (PPP) về Thủy sản.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký 04/01/2022. (Chi tiết cụ thể theo Quyết định số 125/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 125-QD-TCTS-04012023
M.H