TP.HCM: Kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường trong lĩnh vực thủy sản (ngày lấy mẫu 14/01/2025)

    Chi cục thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố các chỉ tiêu môi trường nước nuôi trồng thủy sản được ghi nhận ngày 14/01/2025.

    Người nuôi cần theo dõi các chỉ số quan trắc, cảnh báo môi trường để có biện pháp xử lý ao nuôi hợp lý.

  1. Các chỉ tiêu về môi trường nuôi thủy sản ghi nhận vào ngày 14/1/2025
Chỉ tiêu Tôm huyện

Nhà Bè

Tôm huyện

Cần Giờ

Giới hạn

cho phép

Thủy sản huyện

Bình Chánh

Giới hạn

cho phép

Nghêu huyện Cần Giờ Giới hạn

cho phép

Độ pH 7,0 7,0-7,3 6,0-8,5 6,0-8,5 7,9-8,2 6,5-8,5
Độ mặn (‰) 7-14 11-26 5-35‰ £ 0,5‰ 25-30 >20-35‰
Độ kiềm (mg/l) 60-70 50-90 60-180mg/l 30-200mg/l 50-110 100-200
DO (mg/l) 4-4,5 4-4,5 ≥ 5 ≥ 3,5 3,5-4 ≥5
COD (mg/l) £ 15 mg/l £ 15 mg/l < 4 mg/l
TSS £ 100 mg/l £ 100 mg/l £ 50 mg/l
NO2– (mg/l) KPH-0,5 KPH-0,5 £ 0,05mg/l £ 0,05mg/l KPH £0,055mg/l
NH4-N (mg/l) 0,3-1 KPH-0,3 < 0,3 mg/l < 0,3mg/l KPH-0,5 <0,1mg/l
NO3– (mg/l) 3-5 KPH-4 < 0,05 mg/l KPH < 0,02 mg/l
Ca (mg/l) 90-150 120-270 240-420
Mg (mg/l) 270-450 324-918 504-864
Vibrio

parahaemolyticus

(CFU/ml)

Aeromonas spp.

(CFU/ml)

< 103

 2. Cảnh báo và khuyến nghị

a) Vùng nuôi tôm huyện Nhà Bè

– Chỉ tiêu lý hóa:

+ Chỉ số pH tại các khu vực (7,0) nằm trong giới hạn cho phép;

+ Chỉ số độ mặn tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (7-14‰);

+ Độ kiềm tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (60-70mg CaCO3/l);

+ Chỉ số DO tại các khu vực đều thấp hơn giới hạn cho phép (4-4,5mg/l);

+ Chỉ số NH4-N tại các khu vực đều cao hơn giới hạn cho phép (0,3-1 mg/l);

+ Chỉ số NO2 tại các khu vực cao hơn giới hạn cho phép (0,5 mg/l), riêng khu vực Bến Đò không phát hiện;

+ Chỉ số NO3 tại các khu vực đều nằm trong khoảng (3-5 mg/l);

+ Chỉ số Ca tại các khu vực nằm trong khoảng (90-150 mg/l);

+ Chỉ số Mg tại các khu vực nằm trong khoảng (270-450 mg/l).

b) Vùng nuôi tôm huyện Cần Giờ

– Chỉ tiêu lý hóa:

+ Chỉ số pH tại các khu vực (7,0-7,3) nằm trong giới hạn cho phép;

+ Chỉ số độ mặn tại các khu vực nằm trong hơn giới hạn cho phép (11-26‰);

+ Độ kiềm tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (60-90 mg CaCO3/l), riêng khu vực Bông Giếng và Kinh Hóc Hỏa thấp hơn giới hạn cho phép (50 mg CaCO3/l);

+ Chỉ số DO tại các khu vực đều thấp hơn giới hạn cho phép (4-4,5mg/l);

+ Chỉ số NH4-N tại các khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép (KPH-0,3 mg/l);

+ Chỉ số NO2 tại các khu vực đều không phát hiện, riêng khu vực Rạch Gốc Tre và Rạch Ông Thành cao hơn giới hạn cho phép (0,1-0,5 mg/l);

+ Chỉ số NO3 tại các khu vực nằm trong khoảng (KPH-4 mg/l);

+ Chỉ số Ca tại các khu vực nằm trong khoảng (120-270 mg/l);

+ Chỉ số Mg tại các khu vực nằm trong khoảng (324-918 mg/l).

* Khuyến cáo:

– Để giảm tác hại cho tôm nuôi, cơ sở nuôi cần đảm bảo mực nước trong ao cao nhằm ổn định nhiệt độ, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao nuôi, giúp phân hủy các chất lắng tụ làm sạch đáy và nước ao nuôi;

– Đối với nguồn nước cấp đầu vào: cần tuân thủ qui trình xử lý ban đầu (diệt tạp, diệt khuẩn, giảm hàm lượng chất rắn lơ lửng bằng các hóa chất được phép sử dụng) nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đảm bảo chất lượng nước phù hợp nhất trước khi đưa vào ao nuôi. Định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học (vi sinh, enzyme,…) và quản lý tốt chất lượng nguồn nước trong quá trình nuôi;

– Đối với các ao đang cải tạo chuẩn bị nuôi: cần tuân thủ quy trình kỹ thuật trong cải tạo ao, bơm cấp nước và xử lý môi trường đảm bảo phù hợp các chỉ tiêu thủy, lý hóa, vi sinh,… trước khi thả giống. Đối với con giống cần lựa chọn những cơ sở đủ điều kiện, chất lượng con giống được xét nghiệm không mang mầm bệnh và đảm bảo các yêu cầu cảm quan theo quy định;

– Đối với ao đang nuôi: cần duy trì mực nước trên 1m và thường xuyên kiểm tra các thông số chất lượng nước, quản lý việc cho ăn và sức khỏe đàn tôm, chú ý đề phòng tôm bị sốc do môi trường thay đổi đột ngột. Đồng thời kiểm tra bờ ao tránh sạt lở, rò rỉ để ngăn phèn từ bên ngoài vào bên trong ao nuôi. Trong các trường hợp lấy nước, cần phải qua ao lắng xử lý theo đúng qui trình kỹ thuật, lưu ý cần bổ sung vôi để nâng độ kiềm lên mức phù hợp;

– Đối với ao nuôi quảng canh: thường xuyên theo dõi chất lượng nguồn nước từ thông báo kết quả quan trắc của cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý phù hợp, luôn tuân thủ các bước thực hiện theo qui trình và theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và hạn chế cấp nước vào ao nuôi trong những kỳ con nước có chất lượng nước không đảm bảo;

– Để nâng độ kiềm tại các điểm thu mẫu thấp hơn giới hạn (<60mg CaCO3/L) và ổn định độ pH trong ao nuôi, người nuôi tôm có thể sử dụng vôi (CaCO3, Ca(MgCO3)2,..);

– Bổ sung men tiêu hóa và các chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho thủy sản nuôi như: Vitamin C, Beta-glucan,… khi thời tiết thay đổi;

– Để hạn chế sự phát sinh và lây nhiễm mầm bệnh, cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của các ký chủ trung gian mang mầm bệnh (cua, còng, …) như rào chắn kỹ quanh khu vực nuôi và ngăn lưới giữa các ao nuôi; sử dụng dụng cụ riêng biệt cho từng ao và hạn chế đi lại giữa các ao; khoanh vùng cách ly tuyệt đối với khu vực có tôm nghi nhiễm bệnh và có biện pháp xử lý tránh lây lan dịch bệnh ra xung quanh. Chú ý không sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất là gốc thuốc trừ sâu như Deltamethrin, Cypermethrin… để diệt giáp xác;

– Thường xuyên vệ sinh đáy ao, quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.

c) Vùng nuôi nghêu huyện Cần Giờ

– Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống nghêu không rõ nguồn gốc;

– Nên thả nuôi mật độ từ 180-200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400-600 con/kg;

– Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch thì khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra;

– Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày;

– Có hiện tượng nghêu chết, tấp vào bờ, nhanh chóng thu gom xác nghêu trên bãi để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống. Trong trường hợp nghêu chết bị vùi dưới bãi, có biện pháp thu gom hợp lý, tránh làm ảnh hưởng môi trường sống của nghêu;

– Chú ý vệ sinh bãi nuôi nghêu sau khi thu hoạch (cào, xới, hoặc bơm rửa, sát trùng bãi nuôi…).

                                                Trúc Minh (Theo Chi cục Thủy sản TP.HCM)