QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ THỦY CANH TRONG NHÀ MÀNG

  1. Giống
    Hệ thống sản xuất rau thủy canh tuần hoàn có thể sản xuất được tất cả các loại rau ăn lá. Những giống rau cho sản xuất trái vụ là các giống chịu nhiệt, có thể sử dụng các loại giống sau: rau cải các loại (cải bẹ xanh, cải ngọt, cải thìa,..), rau muống, dền, xà lách… Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường để chọn giống có hình thức, chất lượng phù hợp với từng địa phương.
    Yêu cầu cây giống khi trồng phải đạt tối thiểu:
    – Số ngày gieo ươm: 10 – 12 ngày
    – Chiều cao cây: 3 – 6 cm
    – Đường kính thân: 1 – 2 mm
    – Số lá thật: 1 – 2 lá
    – Tình trạng cây xuất vườn: Cây khoẻ mạnh, không dị dạng, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

Hình Một số loại rau ăn lá trồng thủy canh.

  1. Chuẩn bị cây con
    – Sử dụng các khay ươm cây hoặc rọ nhựa để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp, có kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 5 cm (có 50 lỗ/khay). Rọ nhựa có kích thước 5,5 cm x 6 cm hoặc 5 cm x 5,5 cm màu đen hoặc trắng.
    – Giá thể (gồm mụn xơ dừa đã qua xử lý chát + perlite theo tỉ lệ 7 : 3) được cho vào đầy lỗ mặt khay hoặc rọ. Sau đó dùng que nhỏ tạo thành lỗ rộng khoảng 5mm, sâu khoảng 1cm. Tiến hành gieo hạt, số lượng hạt cho mỗi lỗ tùy thuộc vào loại rau (rau cải các loại: 3 hạt/lỗ, xà lách: 1 hạt/lỗ, ….). Khi gieo xong lấp xơ dừa đầy lỗ (chú ý không đè nén) và tưới phun sương để đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm.
    Khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa, lưới chắn côn trùng và không có ánh sáng trực tiếp. Sau khoảng 2 – 3 ngày khi thấy hạt nảy mầm, bắt đầu xuất hiện lá thật thứ nhất cần đưa ra ngoài nơi có ánh nắng và dùng phân bón lá Growmore 30-10-10 để phun qua lá, nồng độ là 1g/lít nước.
    Nếu gieo hạt trong khay ươm thì khi cây con cao 3 – 5cm nên chuyển cây con sang rọ nhựa.
    Trong vườn ươm cần chú ý: Phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Ngoài ra cần phòng trừ bệnh héo rũ cây con. Tốt nhất nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng.

3.Trồng và chăm sóc
3.1. Giai đoạn vườn ươm
   Sau khi gieo 7 – 10 ngày, chọn những cây khỏe mạnh, có rễ dài 3 – 5 cm, không có dấu hiệu bệnh sinh lý như vàng lá, đỏ lá hay cây còi cọc kém phát triển hoặc các dấu hiệu bị bệnh như héo lá, đen gốc, đen hay thối rễ… chuyển lên giàn thủy canh đã được chuẩn bị sẵn.
Thường xuyên kiểm tra EC và pH của dung dịch tưới để điều chỉnh kịp thời. Dung dịch thủy canh thích hợp có: EC = 1,2 – 1,8 mS/cm và pH = 5,5 – 6,5.
3.2. Giai đoạn vườn sản xuất
   Khi cây đã bén rễ ta chuyển cây qua vườn sản xuất.
Nồng độ dinh dưỡng trong hệ thống lúc này để từ 800 – 1.400 ppm. Mỗi ngày luôn kiểm tra rò rỉ trong hệ thống hồi lưu để tránh bị thất thoát dinh dưỡng không đáng có và luôn đảm bảo nồng độ dinh dưỡng ổn định.

Bảng. Hàm lượng dinh dưỡng cho một số loài rau thủy canh.

3.3. Phòng trừ sâu bệnh hại
   Trồng rau thủy canh trong nhà màng có thể hạn chế cũng như kiểm soát được sâu bệnh hại tốt hơn so với trồng ngoài đất theo kiểu truyền thống. Trường hợp phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.

Một số sâu, bệnh hại phổ biến trên rau ăn lá:

Bảng. Thời gian từ trồng đến thu hoạch của một số loại rau.

STT Giống rau Thời gian thu hoạch (ngày)
1 Rau cải các loại 25 – 30
2 Xà lách 30 – 40
3 Rau quế, Tía tô, Kinh giới 25 – 30
4 Tần ô 25 – 30
5 Ngò lớn, ngò hạt nhỏ, ngò Bạc Liêu 25 – 30
6 Rau muống 25 – 30
7 Mồng tơi 25 – 30
8 Rau dền 25 – 30

K.S Lê Đình Chức (Trưởng Trạm Trình diễn và Dạy nghề Nông nghiệp – TTKN Tp.HCM)

Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.): Sâu non màu xanh lục, các đốt bụng có vân ngang, trên thân có nhiều chấm đen, trên lưng có ba tuyến màu vàng chạy dọc cơ thể. Sâu non nở ra ăn khuyết lá chỉ chừa lại gân, sâu thường ẩn nấp mặt dưới lá.
   – Bệnh đốm lá rau cải: Bệnh do nấm (Cercospora sp.) gây ra, vết bệnh hình tròn, có màu tím đậm sau đó chuyển thành màu nâu, có viền màu vàng hoặc nâu đen, vết bệnh già có màu đen. Bên trong vết bệnh lớn đôi khi có các vòng đồng tâm hơi lõm xuống.
   – Bệnh thối nhũn: Bệnh do nấm (Erwinia carotovara) gây ra. Gây hại nặng giai đoạn bắp cải cuốn bắp trở đi. Bệnh do vi khuẩn gây ra, vết bệnh ban đầu là vết nhũn nhỏ có màu nâu hoặc đen, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào mạch nhựa đi vào thân cây làm thối mềm phần trong của cây, bệnh nặng làm cả cây bị thối nhũn.
4. Thu hoạch
   – Thời gian từ khi đưa cây con lên hệ thống thủy canh đến lúc thu hoạch tùy thuộc vào từng loại rau, như với rau cải các loại: 25 – 30 ngày, rau xà lách 30 – 40 ngày, rau muống 25 – 30 ngày,…
   – Cách thu hoạch có thể nhấc cây nguyên cả gốc hoặc dùng dao cắt sát gốc, sau đó cho vào túi nilong rồi đưa đi tiêu thụ, khối lượng của túi nilong có thể từ 0,2-1 kg, tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường.
   – Kết thúc thu hoạch, vệ sinh đường ống và bể chứa, thay dung dịch để trồng rau khác hoặc trồng lứa mới.

Cây trồng PPM pH
Giai đoạn đầu

(Cây con)

Giai đoạn trưởng thành Giai đoạn gần thu hoạch
Xà lách 500 – 600 700 – 900 720 – 820 5.5 – 6.5
Cải các loại 700 – 800 1000 – 1300 800 – 900 5.5 – 6.5
Rau muống 950 – 1050 1400 – 1600 1280 – 1380 5.3 – 6.0
Húng quế 590 – 690 840 – 1050 800 – 900 6 – 7
Diếp xoăn 780 – 880 1100 – 1680 1350 – 1450 5.5
Kinh giới/ tía tô 780 – 880 1120 – 1400 1120 – 1220 6.9